(VnMedia) - Một trong các giải pháp quan trọng hàng đầu trong việc giữ chân người tài ở cơ quan Nhà nước là phải có một chế độ tiền lương hợp lý cho đội ngũ này. Tháng 5/2010, lương cơ bản đã được tăng song chế độ tiền lương hiện nay chưa giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa cống hiến và hưởng thụ của cán bộ công chức.
Thời gian qua, nhiều cán bộ Nhà nước đã rời bỏ nhiệm sở, trong đó có cả một số cán bộ lãnh đạo cấp Vụ, Sở và tương đương, vì họ cho là lương công chức hiện nay quá thấp so với yêu cầu nhiệm vụ; họ muốn đi khỏi các cơ quan nhà nước để đến làm cho các doanh nghiệp, nơi họ được trả lương cao hơn nhiều.
Điều này làm cho cơ quan Nhà nước bị “chảy máu chất xám”, chất lượng và hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước không cao, khó đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Nhiều người cho là, nguyên nhân chất lượng công vụ còn thấp là do lương của công chức còn thấp nên không thu hút được người tài và nhiệt tình công tác vào các cơ quan Nhà nước. Song trái lại, nhiều người lại rất có lý khi cho rằng, nếu công chức Nhà nước cứ làm việc với chất lượng hiệu quả như hiện nay thì đất nước sẽ còn nghèo mãi, mà đất nước nghèo thì lấy nguồn tài chính ở đâu mà trả cao cho công chức được.
Hơn nữa, trong khi đất nước còn nghèo mà ban hành chính sách trả lương cao cho công chức – dù với mục đích là để kích thích họ làm việc tốt hơn cho đất nước nhanh giàu lên - thì đa số người dân còn nghèo sẽ không đồng ý - thể hiện qua việc những chính sách như vậy sẽ không được Quốc hội thông qua (Chúng ta biết rằng, chỉ cần tăng khoảng 15% lương cho cán bộ công chức thì ngân sách nhà nước đã phải chi thêm ra hàng ngàn tỷ đồng, không phải dễ mà làm được ngay).
Nói tóm lại là, muốn đất nước phát triển nhanh thì chất lượng công tác của công chức phải nâng cao lên. Muốn chất lượng công tác của công chức nâng cao lên thì phải có lương cao hơn cho họ. Muốn có nguồn tài chính để trả lương cao hơn cho họ thì lại phải chờ đất nước phát triển lên đã. Lối tư duy này giống như việc giải bài toán “con gà và quả trứng”. Nếu cho là Gà có trước thì quả trứng đã nở ra nó thì sao? Nếu cho là Trứng có trước thì con gà đã đẻ ra nó sao mà có sau được. Thế nên người ta đành bất lực vậy.
Bài toán này thì thường gặp ở nhiều lĩnh vực, song chưa được lý giải thấu đáo, và người ta thường lúng túng trong việc xác định cái gì là trước, cái gì là sau trong các mối quan hệ của các đối tượng có tác động qua lại. Nhận thức mà không đúng đắn thì không thể có giải pháp đúng đắn được.
Vậy thì, Gà có trước hay Trứng có trước?
Thực ra, khi đặt câu hỏi như trên, người ta đã có sự lẫn lộn giữa mối quan hệ (có trước hay có sau) của khái niệm quả trứng và khái niệm con gà nói chung và mối quan hệ (có trước hay có sau) giữa bản thân quả trứng và bản thân con gà cụ thể.
Lý luận về các cặp phạm trù của triết học Mác - Lê nin, khi xem xét mối quan hệ của cái chung và cái riêng, đã làm sáng tỏ vấn đề này khi chỉ ra rằng, cái riêng (cái cụ thể) có thể có những thuộc tính mà cái chung không có.
Ở đây, người ta đã lấy một thuộc tính chung là quả trứng có thể nở ra con gà và con gà có thể đẻ ra quả trứng để gắn với một thuộc tính chỉ có thể biểu hiện trong mối quan hệ của quả trứng và con gà cụ thể (có trước hay có sau). Mối quan hệ giữa con gà cụ thể và quả trứng cụ thể thì mới có thuộc tính trước, sau. Còn mối quan hệ giữa khái niệm quả trứng hay con gà theo nghĩa chung thì không có thuộc tính (trước, sau) này.
Do vậy, đi tìm câu trả lời cho câu hỏi: Con gà (theo nghĩa khái niệm chung) có trước hay Quả trứng (theo nghĩa khái niệm chung) có trước sẽ là một việc làm vô nghĩa. Còn trên thực tế, với bất kỳ con gà nào và quả trứng cụ thể nào, người ta cũng dễ dàng xác định được là cái gì có trước.
Bản chất của vấn đề nhận thức ở đây là có sự nhầm lẫn giữa thuộc tính của cái chung với thuộc tính của cái cụ thể. Mối quan hệ của Gà cụ thể và Trứng cụ thể thì mới có thuộc tính trước - sau. (Còn quan hệ) Gà nói chung và Trứng nói chung thì không có thuộc tính này.
Cho nên, trước khi trả lời câu hỏi Gà có trước hay Trứng có trước thì phải xác định được câu hỏi này là đối với Gà (cụ thể) nào và Trứng (cụ thể ) nào? Nếu anh chỉ ra cho tôi một con gà và một quả trứng bất kỳ, tôi sẽ chỉ ngay ra là cái nào có trước. Còn anh cứ đòi tôi phải nói cái nào có trước trong khi lại không chỉ ra chúng (cụ thể) đâu, thì bản thân câu hỏi của anh đã là vô nghĩa rồi.
Như vậy, về mặt lý luận, vấn đề ở đây là phải nhận thức đúng đắn mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng: Cái chung không bao gồm tất cả mọi thuộc tính của cái riêng. Nếu cứ lấy một thuộc tính của quan hệ giữa 2 cái riêng (cụ thể) để so sánh 2 khái niệm chung với nhau, người ta sẽ rất dễ nhầm lẫn và sa vào bế tắc trong nhận thức, chẳng còn biết đâu là đúng, đâu là sai nữa.
Trong đời sống thường ngày, các vấn đề tưởng như nghịch lý nêu trên vẫn thường hay gặp. Giải quyết câu chuyện con gà quả trứng không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận, mà nó còn có ý nghĩa thực tiễn hết sức to lớn.
Trở lại vấn đề quan hệ giữa chất lượng công vụ và đời sống (gắn với chế độ tiền lương) công chức, nếu cứ tranh cãi một cách chung chung rằng tăng lương cán bộ trước hay đợi nền kinh tế khá giả rồi mới tăng lương cho cán bộ thì cũng luẩn quẩn như câu chuyện con gà - quả trứng mà thôi.
Rõ ràng là các phân tích ở trên dẫn ta tới 1 quan điểm là phải tuỳ từng trường hợp cụ thể mà coi cái nào là trước, cái gì là sau. Do vậy, cần phải dám nâng thật cao thu nhập cho riêng 1 bộ phận công chức nào đó trước để tạo ra bước đột phá thúc đẩy phát triển cho các khâu tiếp theo.
Vì vậy, tư duy về một cách làm có khâu đột phá phải là một yêu cầu bắt buộc để giải quyết vấn đề lớn của quốc gia: Vấn đề tiền lương và sử dụng công chức. Một nhà lý luận nổi tiếng đã nói đại ý rằng, đường vào chủ nghĩa xã hội không đủ rộng cho mợi người vào cùng một lúc. Chủ nghĩa xã hội không thể là nghèo, mà phải là giàu, một số người giàu trước, một số người giàu sau, và rồi cả xã hội đều giàu.
Hiện tại, chúng ta chưa thể có đủ điều kiện (mà thực ra cũng chưa cần thiết) nâng cao tiền lương cho toàn thể cán bộ công chức, song chúng ta (dư sức) đã có thể, và rất nên mạnh dạn mà nâng cao thu nhập trước cho một bộ phận công chức đang làm việc trong những lĩnh vực đặc thù (cụ thể nào đó) cần phải thu hút và giữ chân những người có năng lực, trình độ cao và phẩm chất tốt để tạo ra cú hích cho một tầm phát triển mới của đất nước.
Đã đến lúc cần có tư duy đột phá trong chính sách về tiền lương cho cán bộ công chức, thể hiện bằng việc Nhà nước có thể ban hành những cơ chế đặc thù, thí điểm về tiền lương cho riêng lĩnh vực nào có thể thúc đẩy nhanh hơn sự phát triển của đất nước trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay.
Cứ thỉnh thoảng lại tăng lương một chút cho toàn thể cán bộ công chức như lâu nay thường làm là một lối tư duy đã cũ kỹ, lạc hậu, thậm chí sai lầm vì nó giống như việc giải bài toán “con gà - quả trứng” chung chung (vốn không có lời giải), sẽ làm lỡ cơ hội phát triển nhanh hơn của đất nước chúng ta.
Thời gian qua, nhiều cán bộ Nhà nước đã rời bỏ nhiệm sở, trong đó có cả một số cán bộ lãnh đạo cấp Vụ, Sở và tương đương, vì họ cho là lương công chức hiện nay quá thấp so với yêu cầu nhiệm vụ; họ muốn đi khỏi các cơ quan nhà nước để đến làm cho các doanh nghiệp, nơi họ được trả lương cao hơn nhiều.
Điều này làm cho cơ quan Nhà nước bị “chảy máu chất xám”, chất lượng và hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước không cao, khó đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Nhiều người cho là, nguyên nhân chất lượng công vụ còn thấp là do lương của công chức còn thấp nên không thu hút được người tài và nhiệt tình công tác vào các cơ quan Nhà nước. Song trái lại, nhiều người lại rất có lý khi cho rằng, nếu công chức Nhà nước cứ làm việc với chất lượng hiệu quả như hiện nay thì đất nước sẽ còn nghèo mãi, mà đất nước nghèo thì lấy nguồn tài chính ở đâu mà trả cao cho công chức được.
Hơn nữa, trong khi đất nước còn nghèo mà ban hành chính sách trả lương cao cho công chức – dù với mục đích là để kích thích họ làm việc tốt hơn cho đất nước nhanh giàu lên - thì đa số người dân còn nghèo sẽ không đồng ý - thể hiện qua việc những chính sách như vậy sẽ không được Quốc hội thông qua (Chúng ta biết rằng, chỉ cần tăng khoảng 15% lương cho cán bộ công chức thì ngân sách nhà nước đã phải chi thêm ra hàng ngàn tỷ đồng, không phải dễ mà làm được ngay).
Nói tóm lại là, muốn đất nước phát triển nhanh thì chất lượng công tác của công chức phải nâng cao lên. Muốn chất lượng công tác của công chức nâng cao lên thì phải có lương cao hơn cho họ. Muốn có nguồn tài chính để trả lương cao hơn cho họ thì lại phải chờ đất nước phát triển lên đã. Lối tư duy này giống như việc giải bài toán “con gà và quả trứng”. Nếu cho là Gà có trước thì quả trứng đã nở ra nó thì sao? Nếu cho là Trứng có trước thì con gà đã đẻ ra nó sao mà có sau được. Thế nên người ta đành bất lực vậy.
Bài toán này thì thường gặp ở nhiều lĩnh vực, song chưa được lý giải thấu đáo, và người ta thường lúng túng trong việc xác định cái gì là trước, cái gì là sau trong các mối quan hệ của các đối tượng có tác động qua lại. Nhận thức mà không đúng đắn thì không thể có giải pháp đúng đắn được.
Vậy thì, Gà có trước hay Trứng có trước?
Thực ra, khi đặt câu hỏi như trên, người ta đã có sự lẫn lộn giữa mối quan hệ (có trước hay có sau) của khái niệm quả trứng và khái niệm con gà nói chung và mối quan hệ (có trước hay có sau) giữa bản thân quả trứng và bản thân con gà cụ thể.
Lý luận về các cặp phạm trù của triết học Mác - Lê nin, khi xem xét mối quan hệ của cái chung và cái riêng, đã làm sáng tỏ vấn đề này khi chỉ ra rằng, cái riêng (cái cụ thể) có thể có những thuộc tính mà cái chung không có.
Ở đây, người ta đã lấy một thuộc tính chung là quả trứng có thể nở ra con gà và con gà có thể đẻ ra quả trứng để gắn với một thuộc tính chỉ có thể biểu hiện trong mối quan hệ của quả trứng và con gà cụ thể (có trước hay có sau). Mối quan hệ giữa con gà cụ thể và quả trứng cụ thể thì mới có thuộc tính trước, sau. Còn mối quan hệ giữa khái niệm quả trứng hay con gà theo nghĩa chung thì không có thuộc tính (trước, sau) này.
Do vậy, đi tìm câu trả lời cho câu hỏi: Con gà (theo nghĩa khái niệm chung) có trước hay Quả trứng (theo nghĩa khái niệm chung) có trước sẽ là một việc làm vô nghĩa. Còn trên thực tế, với bất kỳ con gà nào và quả trứng cụ thể nào, người ta cũng dễ dàng xác định được là cái gì có trước.
Bản chất của vấn đề nhận thức ở đây là có sự nhầm lẫn giữa thuộc tính của cái chung với thuộc tính của cái cụ thể. Mối quan hệ của Gà cụ thể và Trứng cụ thể thì mới có thuộc tính trước - sau. (Còn quan hệ) Gà nói chung và Trứng nói chung thì không có thuộc tính này.
Cho nên, trước khi trả lời câu hỏi Gà có trước hay Trứng có trước thì phải xác định được câu hỏi này là đối với Gà (cụ thể) nào và Trứng (cụ thể ) nào? Nếu anh chỉ ra cho tôi một con gà và một quả trứng bất kỳ, tôi sẽ chỉ ngay ra là cái nào có trước. Còn anh cứ đòi tôi phải nói cái nào có trước trong khi lại không chỉ ra chúng (cụ thể) đâu, thì bản thân câu hỏi của anh đã là vô nghĩa rồi.
Như vậy, về mặt lý luận, vấn đề ở đây là phải nhận thức đúng đắn mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng: Cái chung không bao gồm tất cả mọi thuộc tính của cái riêng. Nếu cứ lấy một thuộc tính của quan hệ giữa 2 cái riêng (cụ thể) để so sánh 2 khái niệm chung với nhau, người ta sẽ rất dễ nhầm lẫn và sa vào bế tắc trong nhận thức, chẳng còn biết đâu là đúng, đâu là sai nữa.
Trong đời sống thường ngày, các vấn đề tưởng như nghịch lý nêu trên vẫn thường hay gặp. Giải quyết câu chuyện con gà quả trứng không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận, mà nó còn có ý nghĩa thực tiễn hết sức to lớn.
Trở lại vấn đề quan hệ giữa chất lượng công vụ và đời sống (gắn với chế độ tiền lương) công chức, nếu cứ tranh cãi một cách chung chung rằng tăng lương cán bộ trước hay đợi nền kinh tế khá giả rồi mới tăng lương cho cán bộ thì cũng luẩn quẩn như câu chuyện con gà - quả trứng mà thôi.
Rõ ràng là các phân tích ở trên dẫn ta tới 1 quan điểm là phải tuỳ từng trường hợp cụ thể mà coi cái nào là trước, cái gì là sau. Do vậy, cần phải dám nâng thật cao thu nhập cho riêng 1 bộ phận công chức nào đó trước để tạo ra bước đột phá thúc đẩy phát triển cho các khâu tiếp theo.
Vì vậy, tư duy về một cách làm có khâu đột phá phải là một yêu cầu bắt buộc để giải quyết vấn đề lớn của quốc gia: Vấn đề tiền lương và sử dụng công chức. Một nhà lý luận nổi tiếng đã nói đại ý rằng, đường vào chủ nghĩa xã hội không đủ rộng cho mợi người vào cùng một lúc. Chủ nghĩa xã hội không thể là nghèo, mà phải là giàu, một số người giàu trước, một số người giàu sau, và rồi cả xã hội đều giàu.
Hiện tại, chúng ta chưa thể có đủ điều kiện (mà thực ra cũng chưa cần thiết) nâng cao tiền lương cho toàn thể cán bộ công chức, song chúng ta (dư sức) đã có thể, và rất nên mạnh dạn mà nâng cao thu nhập trước cho một bộ phận công chức đang làm việc trong những lĩnh vực đặc thù (cụ thể nào đó) cần phải thu hút và giữ chân những người có năng lực, trình độ cao và phẩm chất tốt để tạo ra cú hích cho một tầm phát triển mới của đất nước.
Đã đến lúc cần có tư duy đột phá trong chính sách về tiền lương cho cán bộ công chức, thể hiện bằng việc Nhà nước có thể ban hành những cơ chế đặc thù, thí điểm về tiền lương cho riêng lĩnh vực nào có thể thúc đẩy nhanh hơn sự phát triển của đất nước trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay.
Cứ thỉnh thoảng lại tăng lương một chút cho toàn thể cán bộ công chức như lâu nay thường làm là một lối tư duy đã cũ kỹ, lạc hậu, thậm chí sai lầm vì nó giống như việc giải bài toán “con gà - quả trứng” chung chung (vốn không có lời giải), sẽ làm lỡ cơ hội phát triển nhanh hơn của đất nước chúng ta.
(Theo VnMedia)
No comments:
Post a Comment