A gentleman is simply a patient wolf

A gentleman is simply a patient wolf

Thursday 21 April 2011

Các triết lý trong kinh doanh và thành công.

Chúng ta không bán sản phẩm, chúng ta bán lợi ích và sự thỏa mãn. Khách hàng không mua sản phẩm. Họ mua lợi ích - thứ mà sản phẩm mang lại cho họ, và sau đó là sự thỏa mãn - thứ mà sản phẩm tạo ra cho họ. (Quan điểm bán hàng chuyên nghiệp trong Marketing)


Marketing không phải là một trận chiến của các sản phẩm, nó là một trận chiến thương hiệu và về nhận thức của khách hàng, và đôi khi chiếm lĩnh nhận thức của khách hàng trước tạo ra nhiều ưu thế hơn là thâm nhập thị trường trước. (Nguyên tắc về Marketing)


Hầu hết mọi người nghèo vì phải phụ thuộc tài chính hoàn toàn vào người chủ của họ mà không biết tự đầu tư, thế giới đầy những chú gà nhỏ chạy quanh và kêu la "trời sắp sập, trời sắp sập." (Theo “Cha giàu, cha nghèo”)


"Có khác biệt giữa nghèo nàn và phá sản. Phá sản chỉ là tạm thời nhưng nghèo thì vinh tiễn." (Theo “Cha giàu, cha nghèo”)


"Nếu con muốn trở lên giàu có, con phải đọc được và hiểu được những con số." (Theo “Cha giàu, cha nghèo”)


(Tiếp tục cập nhật)…

Wednesday 20 April 2011

Quan điểm bán hàng chuyên nghiệp


Không có sự thuyết phục nào dễ mang lại 
thành công hơn sự chân tình và sự quan tâm
thật sự đến lợi ích của khách hàng.
Không có sự thuyết phục nào dễ mang lại thành công hơn sự chân tình và sự quan tâm thật sự đến lợi ích của khách hàng.

Thành công của nghề bán hàng là ở chỗ biết khơi gợi và “chào bán” những lợi ích cảm xúc ấy cho khách hàng.

Trong một buổi huấn luyện về chủ đề “Quan điểm bán hàng chuyên nghiệp” tại một doanh nghiệp kinh doanh hàng kim khí điện máy, giảng viên hỏi học viên: “Chúng ta đang bán gì?”.

Đa số các câu trả lời đều là: “Chúng ta đang bán ti vi, tủ lạnh, hàng điện tử, điện lạnh, điện gia dụng…”. Giảng viên hỏi tiếp: “Vậy, đối thủ của chúng ta đang bán gì?”. Học viên đồng loạt trả lời: “Dạ, cũng y như vậy ạ!”.

Nhiều người hẳn sẽ nghĩ, ông thầy này hỏi thật ngớ ngẩn. Có nhân viên bán hàng nào mà không biết mình đang bán sản phẩm gì. Có ai mà không biết rõ đối thủ của mình đang bán gì.

Thế nhưng, “đáp án” của giảng viên mới thực sự gây bất ngờ: “Chúng ta không bán sản phẩm, chúng ta bán lợi ích và sự thỏa mãn. Khách hàng không mua sản phẩm. Họ mua lợi ích - thứ mà sản phẩm mang lại cho họ, và sau đó là sự thỏa mãn - thứ mà sản phẩm tạo ra cho họ”. Câu trả lời quả thật là bất ngờ và sâu sắc!

Vì sao khách hàng không mua sản phẩm?

Rất nhiều nhân viên bán hàng, khi tiếp xúc với khách hàng đã “thao thao bất tuyệt” về thành phần cấu tạo, công thức hóa học, tên gọi linh kiện, hóa chất, các chức năng rất khó hiểu của sản phẩm, trong khi cái mà người tiêu dùng quan tâm là, sản phẩm mang lại lợi ích gì cho họ, thì lại không được giải thích cặn kẽ.

Đặc biệt, trong nhiều trường hợp, lợi ích cảm xúc (emotional benefits) còn quan trọng hơn nhiều so với lợi ích chức năng (functional benefits). Lợi ích cảm xúc đóng góp rất lớn vào sự thỏa mãn, hài lòng của khách hàng.

Hãy lấy ví dụ về một ly cà phê. Nếu bạn vào một quán cà phê ở quận 12, Thủ Đức, hay Bình Tân, giá của một ly cà phê ngon chỉ khoảng trên 10.000 đồng.

Nhưng cũng ly cà phê đó, thậm chí không ngon bằng, nếu bạn ngồi trong một quán cà phê tương tự ở quận 1 hoặc quận 3, giá có thể sẽ gấp đôi, gấp ba, hoặc cao hơn, mặc dù không gian có thể chật hơn, trang trí kém hơn, nhân viên phục vụ thiếu nhiệt tình hơn… Và nhiều ví dụ tương tự khác với mỹ viện, nhà hàng, hiệu quần áo…

Về chức năng, những sản phẩm, dịch vụ này có thể mang lại lợi ích tương đương, nhưng về cảm xúc, lợi ích sẽ rất khác nhau. Những người sẵn sàng bỏ ra khoản tiền gấp ba, bốn lần để ngồi trong một nhà hàng hay quán cà phê sang trọng ở quận 1, không hẳn chỉ để mua những món ăn, ly cà phê; mà để mua lợi ích cảm xúc, và sự thỏa mãn do lợi ích cảm xúc mang lại. Đó là sự thỏa mãn với cảm giác được thể hiện “đẳng cấp” và sự sang trọng, được người khác “nể nang” vì dám “xài” sang, “chịu chơi”.

Thành công của nghề bán hàng là ở chỗ biết khơi gợi và “chào bán” những lợi ích cảm xúc ấy cho khách hàng. Và, những ai muốn trở thành người bán hàng chuyên nghiệp cần phải xác định rõ bạn đang bán lợi ích chứ không phải bán sản phẩm!

Một quan điểm quan trọng khác, nhưng chưa được phổ biến trong “giới” bán hàng, đó là: “Hãy giúp khách hàng mua, chứ không phải chỉ bán”. Nhiều nhân viên bán hàng (và cả doanh nghiệp) tìm mọi cách để bán được hàng, và “đẩy” hàng cho khách xong là hết trách nhiệm.

Trong nhiều trường hợp, nhân viên bán hàng tìm cách chèo kéo, nài nỉ để khách hàng mua giúp; trong khi đó, yếu tố làm thế nào để khách hàng “tự nguyện” mua lại không được chú trọng.

“Giúp khách hàng mua” có nghĩa là làm thế nào để khách hàng tin rằng quyết định mua hàng của họ là sáng suốt. “Giúp” tức là giải thích như thế nào để khách hàng hiểu được lợi ích của sản phẩm (cả chức năng lẫn cảm xúc) và tự họ quyết định việc mua thay vì bị nài ép, năn nỉ phải mua.

Có như vậy, khi cầm món hàng ra về, khách hàng mới có được cảm giác thoải mái vì chính mình đã quyết định chuyện mua hàng. Sự thỏa mãn phần nào nằm ở chỗ họ tin, họ đã làm điều đúng. Nhờ đó, những lần sau, nhân viên mới có cơ hội gặp lại những khách hàng này.

Quan điểm “Khách hàng không thích dở võ” cũng cần được chú trọng. Những nhân viên bán hàng được đào tạo một đôi ngày về kỹ năng thuyết phục khách hàng thường sử dụng một cách khá lộ liễu các món “võ” được trang bị khi học về chủ đề này. Điều đáng tiếc là nhiều khách hàng có ý thức “cảnh giác” cao dễ dàng nhận ra nhân viên bán hàng đang dùng “chiêu” để dụ họ.

Không có sự thuyết phục nào dễ mang lại thành công hơn sự chân tình và sự quan tâm thật sự đến lợi ích của khách hàng. Món “võ” cao siêu nhất là món “vô chiêu”, tức “võ mà không phải võ”. Các “cao thủ” bán hàng chính là những người thể hiện sự chân thành với khách hàng (một cách chân thành). Họ biết cách “nói” cho khách hàng biết là họ chẳng có “chiêu” nào cả, ngoài sự quan tâm thực sự đến lợi ích của khách hàng. Họ chỉ tìm cách “giúp khách hàng mua”.

Một trong những cách thể hiện sự quan tâm đơn giản và hiệu quả nhất là sẵn sàng tư vấn tận tình cho khách hàng mua sản phẩm của công ty khác, nếu như sản phẩm đó công ty mình không có, hoặc có, nhưng không đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Trong nhiều trường hợp, chính sự chân thành này gây được cảm tình và sự tin tưởng cho khách hàng, để những lần sau, họ trở lại mua.

Tính chuyên nghiệp trong bán hàng, trước hết, phải được thể hiện trong quan điểm bán hàng. Từ quan điểm sẽ dẫn đến các diễn biến tâm lý và sự thể hiện qua các hành vi. Nếu người bán hàng thấm nhuần các quan điểm bán hàng chuyên nghiệp như trên, họ sẽ hiểu được tâm tư của khách hàng. Điều này có ý nghĩa quyết định đến sự thành công của các “thương vụ”.

(Theo VnEconomy)

Lớn - nhỏ hay quan trọng - khẩn cấp?

"Việc lớn" là những việc quan trọng (liên quan tới một số tiền lớn hoặc sự an nguy của doanh nghiệp); còn "việc nhỏ" thì ngược lại. Thoạt nghe không có gì lạ nhưng nếu đi sâu, sẽ thấy có một số vấn đề.


Vô tình, tôi đọc được một câu trong một tập binh pháp của Trung Quốc, đại ý: "Tướng lâm trận có thể chết chỉ vì người đóng móng ngựa". Ý câu này muốn nói, nếu coi cái móng ngựa là nhỏ và theo đó, người đóng móng ngựa và công việc của anh ta là không quan trọng, không đáng quan tâm thì chính người chỉ huy rất dễ bị lâm nguy khi xung trận.

Trong thực tế, tôi cũng đã từng chứng kiến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn không phải do các "chuyện lớn" gây ra (dù rằng chúng chính là những ngòi nổ) mà do nhiều "chuyện nhỏ" đã không được giải quyết đến nới đến chốn một cách tốt nhất.

Trong các sách viết về quản lý chuyên nghiệp của Âu Mỹ cũng không thấy người ta phân việc thành "lớn" và "nhỏ" mà thường phân theo mức độ "quan trọng" và "khẩn cấp". Theo đó, có thể chia việc ra bốn loại sau (những ví dụ là theo cách chia của tôi, còn thực tế mỗi người có cách phân loại khác nhau):
1. Quan trọng và khẩn cấp: Nếu không thanh toán cho khách hàng ngay trong tuần này sẽ bị cắt hợp đồng mua vật liệu cho công trình sắp thi công. Nếu không quyết định giá nhanh trong sáng nay sẽ bị đối thủ cướp mất hợp đồng...
2. Quan trọng nhưng không khẩn cấp: Giữ gìn sức khỏe, không hút thuốc nhiều hoặc thức quá khuya, giữ quan hệ tốt đẹp và bền chắc với khách hàng và nhà cung cấp, kiện toàn lại bộ máy doanh nghiệp...
3. Khẩn cấp nhưng không quan trọng: Một khách hàng tiềm năng vừa mới quen yêu cầu trả lời ngay lập tức một vấn đề cần thời gian chuẩn bị lâu dài hoặc bưu điện yêu cầu đóng cước điện thoại di động ngay nếu không mai sẽ cắt chiều gọi đi..
4. Không khẩn cấp và không quan trọng: Đi uống bia với bạn bè, mua một bộ veste mới, đổi điện thoại di động...

Đa phần các nhà quản lý, điều hành thường tập trung vào loại 1. Điều này xem ra là đương nhiên nhưng nó cũng chính là nguyên nhân khiến cho giới doanh nhân mắc rất nhiều bệnh, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và tính mạng (stress, huyết áp cao, trầm uất, tiểu đường...) và cả cuộc sống tình cảm gia đình do thiếu thời gian, thiếu chu đáo hoặc lơ đãng.

Đó là lý do vào khoảng năm 1996-1997, nhà tâm lý học S. Covey đã đưa ra một lời khuyên (đúng hơn là một nguyên lý) mà ngày nay đã được cộng đồng doanh nghiệp quốc tế công nhận và truyền bá một cách rộng rãi qua cuốn Bảy thói quen của những người thành đạt. Nguyên lý này nghe qua khá đơn giản: nhà quản lý hãy tập trung vào công việc loại 2.

Chúng ta đang sống trong một thế giới luôn biến đổi với tốc độ cao chưa từng thấy mà một nhà kinh tế học từng nói rằng "vấn đề sống còn của một doanh nghiệp là đối phó với sự thay đổi". Vấn đề của các nhà quản lý là cần phải nhận thức được sự biến đổi trong chính doanh nghiệp của mình. Nói nôm na là phải biết "lo xa" bởi không khéo sẽ có "họa gần".

Nhưng lo là lo thế nào? Có lẽ là lo sao đừng để những việc loại 2, 3 hoặc 4 thường xuyên chuyển thành loại 1 khiến ta luôn phải quay cuồng, tất bật mà vẫn không giải quyết ổn thỏa. Các triệu phú, tỉ phú ở một số nước phát triển có một điểm chung là không gây cho ta cảm giác là họ luôn bận rộn; ngược lại họ có vẻ rất chậm rãi và bình thản nhưng họ luôn điều hành công việc với hiệu quả cao.

Các nhà nghiên cứu đã tổng kết được một điều là những người thành đạt như vậy, nói chung là đều tập trung vào những công việc loại 2 - quan trọng nhưng không khẩn cấp. Họ luôn biết quan tâm tới sức khỏe của mình, họ tránh uống nhiều rượu, họ luôn quan tâm tới quan hệ với từng nhân viên sao cho công bằng, thích đáng, họ biết cách làm thỏa mãn những khách hàng nhỏ nhất nhưng cũng biết từ chối những hợp đồng lớn nếu xét thấy không thể thực hiện tốt, họ không tự ý vi phạm hoặc tùy tiện sửa đổi những quy chế do chính họ đặt ra cho doanh nghiệp và bản thân dù họ hoàn toàn có quyền làm vậy.

Chính nhờ nguyên lý này mà họ ít phải đối đầu với các loại việc "khẩn và quan trọng". Họ biết cách tối thiểu hóa số lượng loại việc này.

Còn ở Việt Nam thì sao? Có thể thấy vấn đề ngay từ phòng bảo vệ, phòng tiếp tân. Khi được góp ý, mấy ông bạn doanh nhân của tôi thường có hai loại thái độ: coi người góp ý là một người quá khó tính hay để ý chuyện vặt hoặc viện lý do "bận quá, hôm nào rỗi rãi tôi sẽ chấn chỉnh lại"...

Và khi khách hàng bất mãn với cách đón tiếp, chăm sóc của mấy nhân viên kia phản ánh lên và dọa sẽ "cắt" thì họ tuyên bố sẽ sa thải mấy nhân viên đó để làm đẹp lòng khách hàng... Đây là ví dụ rất cụ thể của việc để những chuyện "quan trọng nhưng không khẩn cấp" biến thành "khẩn cấp và quan trọng".

Không tôn trọng nguyên tắc "quan trọng và không khẩn cấp" còn dễ đưa người ta vào trạng thái phân đôi khá tai hại: khi đi làm chỉ tập trung vào việc khẩn cấp và quan trọng; hết giờ làm (hoặc xong việc) lập tức quay ngay sang việc loại 4 "không khẩn cũng chẳng quan trọng" như nhậu nhẹt xả láng...

Tuesday 19 April 2011

Marketing - Thị Trường Mục Tiêu

Định nghĩa thị trường:

Theo quan điểm truyền thống: Thị trường là nơi diễn ra trao đổi và tiến hành các hoạt động mua bán.

Theo quan điểm Marketing: 
  • Thị trường là tập hợp những người mua sản phẩm của doanh nghiệp, gồm những người mua hiện tại và người mua tiềm năng (Philip Kotler). 
  • Thị trường là nơi có những nhu cầu cần được đáp ứng, gồm cả nhu cầu hiện tại và nhu cầu tiềm năng.





Thị trường mục tiêu:
  1. Có nhu cầu.
  2. Có khả năng đáp ứng.
  3. Có khả năng cạnh tranh
Nhu cầu: Thị trường tổng thể luôn bao gồm một số lượng rất lớn khách hàng với những nhu cầu, đặc tính mua và sức mua khác nhau. Sẽ không có một doanh nghiệp cá biệt nào có khả năng đáp ứng được nhu cầu và ước muốn của mọi khách hàng tiềm năng.

Nhu cầu là những gì thuộc về một cảm giác thiếu hụt mà con người có thể cảm nhận rõ rệt. Trong suốt chiều dài lịch sử của loài người, nhu cầu đi từ những cái thiết yếu nhất như ăn, mặc,… cho đến các nhu cầu cao hơn như nhu cầu được an toàn (như bảo hiểm tính mạng, y tế…) , nhu cầu được yêu thương, được tôn trọng và tự khẳng định mình (mô hình tháp nhu cầu của Maslov). Trong xã hội hiện đại, một số nhu cầu trước đây không phải là nhu cầu thiết yếu thì giờ đây lại có xu hướng trở thành nhu cầu thiết yếu cho bất kỳ người dân nào. Thí dụ nhu cầu bảo hiểm là bắt buộc đối với độ tuổi lao động. Những người tiêu dùng có thu nhập cao không những có nhu cầu bảo hiểm tối thiểu là bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế… mà còn mong muốn được bảo hiểm thất nghiêp, bảo hiểm cho ngôi nhà, bảo hiểm ôtô, bảo hiểm tiền, bảo hiểm trách nhiệm đối với bên thứ ba, tái bảo hiểm…

Khi xã hội phát triển thì nhu cầu được nâng lên thành ước muốn. Thí dụ “uống” là nhu cầu thiết yếu của con người. Ngày nay nhu cầu “uống” đã hình thành nhiều ước muốn khác nhau tùy thuộc vào thói quen, cá tính, đẳng cấp của người tiêu dùng như “uống beer/rượu”, “uống café”, “uống coca cola”….

Khả năng đáp ứng: Mỗi một doanh nghiệp thường chỉ có một hoặc vài thế mạnh xét trên một phương diện nào đó trong việc thoả mãn nhu cầu và ước muốn của thị trường. Vì vậy, để kinh doanh có hiệu quả, duy trì và phát triển được thị phần, từng doanh nghiệp phải tìm cho mình những đoạn thị trường mà ở đó họ có khả năng đáp ứng nhu cầu và ước muốn của thị trường.

Khả năng cạnh tranh: Thị trường mục tiêu phải là phân đoạn có sự cạnh tranh ít khốc liệt hơn, việc thâm nhập thị trường là khả thi.

Như vậy, thực chất của Marketing mục tiêu chính là việc tập trung nỗ lực Marketing đúng thị trường, xây dựng cho doanh nghiệp và sản phẩm của doanh nghiệp một hình ảnh riêng, rõ nét, gây ấn tượng và nhất quán trên những thị trường đã chọn, để nguồn lực của doanh nghiệp được khai thác một cách có hiệu quả nhất - thoả mãn được nhu cầu và ước muốn của khách hàng và có khẳ năng cạnh tranh. Thị trường mục tiêu hướng tới chiến lược marketing tổng thể trong dài hạn. Chỉ thay đối chiến lược phối hợp 4P trong suốt thời gian thực hiện.

Ba bước cơ bản của marketing mục tiêu
Thực hiện Marketing mục tiêu phải trải qua ba giai đoạn cơ bản, gọi tắt là công thức “STP”

Bước 1: Phân đoạn thị trường. Nhiệm vụ của phân đoạn thị trường là chia thị trường tổng thể thành các nhóm (đoạn, khúc) khách hàng theo những cơ sở đã chọn. Vấn đề trọng tâm của bước này là lựa chọn được các cơ sở phân đoạn sao cho các đoạn thị trường đã xác định phải hàm chứa được những đặc điểm của người mua gắn liền với những đòi hỏi riêng về sản phẩm và các hoạt động Marketing khác.

Bước 2: Lựa chọn thị trường mục tiêu. Trong bước này, doanh nghiệp phải lựa chọn được một hay vài đoạn thị trường khác nhau được đánh giá là hấp dẫn để tiến hành hoạt động kinh doanh.

Bước 3: Định vị thị trường. Đó là những hoạt động của Marketing nhằm tìm kiếm, tạo dựng và tuyên truyền những lợi ích đặc biệt mà doanh nghiệp cung ứng cho thị trường mục tiêu mà phải chắc chắn rằng, khách hàng mục tiêu sẽ có được hình ảnh rõ ràng trong tâm trí và họ sẽ thây sản phẩm của doanh nghiệp đáng được chọn mua và sử dụng hơn các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.

Marketing mục tiêu được hình thành như thế nào?

Bằng việc xem xét lộ trình của lịch sử phát triển tư duy và áp dụng Marketing trong việc đáp ứng nhu cầu và ước muốn của khách hàng, người ta có thể hiểu được thực chất của Marketing mục tiêu. Lộ trình phát triển của các chiến lược Marketing nhằm đáp ứng nhu cầu và ước muốn của khách hàng đã từng trải qua 3 giai đoạn




5 phương án xác định thị trường mục tiêu: 


Phương án 1: Tập trung 1 đoạn duy nhất. Toàn bộ năng lực về tài chính, kĩ thuật công nghê, nhân sự, kĩ năng.. tập trung vào 1 loại KH duy nhất.


Ưu điểm: Khắc họa sâu hình ảnh công ty và khách hàng. Các nhân tài, vật lực của công ty không bị phân tán.

Điều kiện áp dụng: 
  • Những công ty vừa và nhỏ, có trình độ và kỹ năng sâu sắc về 1 mặt hàng nào đó
  • Các doanh nghiệp có tiềm lực tài chính nhỏ, đang giữ bản quyền chế tác 1 sản phẩm nào đó. 
  • Những công ty mới tham gia vào thị trường, chọn 1 đoạn để thử nghiệm năng lực.




Phương án 2Chuyên môn hóa theo đặc tính thị trường.

Chọn một nhóm khách hàng riêng biệt, tập trung nỗ lực vào việc thỏa mãn nhu cầu đa dạng của nhóm khách hàng đó.

Điều kiện áp dụng:  Những công ty lớn, có tiềm lực tài chính mạnh, tổ chức sản xuất tương đối linh hoạt, có công nghệ tương đối đa dạng.

Nhược điểm: Rủi ro khi sức mua của thị trường biến động lớn. Khó chuyển đổi sang thị trường khác..




Phương án 3Chuyên môn hóa theo đặc tính sản phẩm.


Tập trung vào sản xuất một loại sản phẩm có đặc tính nhất định để đáp ứng cho nhiều đoạn thị trường. Thỏa mãn cho cùng một nhu cầu ở những ước muốn khác nhau.

Ưu điểm: Dễ dàng trong việc tạo dựng hành ảnh, danh tiếng.

Nhược điểm: Rủi ro lớn khi có sản phẩm mới có đặc tính ưu thế hơn thay thế, do đã tập trung hết nguồn lực vào 1 loại sản phẩm cho nên dễ bị đánh bại trong một môi trường cạnh tranh khốc liệt.

Phương án 4Chuyên môn hóa tuyển chọn.
Chọn 1 số đoạn thị trường riêng biệt. Không chuyên sâu về 1 thị trường nào, dùng nhiều thị trường để giảm độ rủi ro.

Điều kiện áp dụng:  Những công ty lớn, có tiềm lực tài chính mạnh, tổ chức sản xuất tương đối linh hoạt, có công nghệ tương đối đa dạng.

Nhược điểm: Đòi hỏi nguồn lực kinh doanh tương đối lớn, đặc biệt là năng lực quản lý.




Phương án 5Bao phủ toàn bộ thị trường
Mọi khách hàng đều là thị trường mục tiêu của doanh nghiệp.

Nhược điểm: Đòi hỏi nguồn lực kinh doanh lớn. 

Điều kiện áp dụng: Sử dụng phương án này bao gồm các những doanh nghiệp lớn có tiềm lực mạnh như các công ty đa quốc gia, các tập đoàn với các sản phẩm tương đối đồng nhất và thị trường tương đối đồng nhất.



Friday 15 April 2011

Đôi khi kinh nghiệm lại giết chết mình

Đôi khi kinh nghiệm lại giết chết mìnhNgay khi chú cá nhìn thấy thức ăn rơi xuống, chú sẽ lao đến góc bể, đớp lấy rồi bơi đi. Một ngày nọ, cậu bé tinh nghịch nghĩ ra trò chơi với con cá. Cậu mang đến một miếng kính trong suốt để ngăn giữa con cá và chỗ thức ăn chú thả xuống. Như thường lệ, chú cá nhìn thấy thức ăn hí hửng bơi ngay đến, đâm sầm vào tấm kính trong suốt nhưng không thể nào đớp được thức ăn.


 Nó không thể hiểu tại sao mình lại không thể làm được điều đó. Nó cứ cố gắng, rồi cố gắng rồi sau cùng đành từ bỏ ý định và không bơi đến góc bể nữa. Cảm giác tội nghiệp, cậu bé cũng quyết định từ bỏ trò chơi tinh nghịch của mình nên đã tháo tấm kính ngăn đi rồi lại tiếp tục cho thức ăn vào như mọi ngày. Chú cá vẫn bơi lội trong bể, nhìn thấy thức ăn nhưng không động đến nó. Trong khi đó một chú cá khác nhìn thấy mồi ngon rơi xuống liền đớp lấy rồi bơi đi. Một ngày con cá tội nghiệp kia bị chết...

      Theo bạn điều gì đã giết chết con cá? Có phải vì đói không? Thực ra con cá  không chết đói . Nó chết vì kinh nghiệm của mình.

      Có một số người cũng giống chú cá này. Họ quen với việc làm theo một cách cụ thể, phát triển theo những khuôn mẫu nhất định. Họ cũng đã từng thành công khi sử dụng những cách thức này. Tuy nhiên, cùng với sự thay đổi của thời gian, họ lại không sẵn sàng thay đổi mà vẫn tiếp tục sử dụng những cách thức cũ, tiếp tục nỗ lực hết mình nhưng không thể nào đạt được kết quả như mong đợi. Họ không thể hiểu điều gì đã xảy ra. Cuối cùng họ từ bỏ suy nghĩ và không thể thành công được nữa. Sau một thơi gian, ai đó khác sẽ đến thực hiện công việc theo một cách thật đơn giản nhưng lại đạt kết quả và tiếp tục thành công. Đây chính là lúc sự thất bại   nặng nề xuất hiện bởi việc quá phụ thuộc vào kinh nghiệm của mình nhưng chính kinh nghiệm này lại giết họ.

      Hãy suy ngẫm một chút về câu chuyện nhỏ này. Nhẹ nhàng nhưng cũng thật khốc liệt và sâu xa. Chúng ta nên tự quản lý bản thân với lòng dũng cảm, sự chín chắn và những kinh nghiệm sáng tạo trong những giai đoạn biến động của thời cuộc. Thách thức chính ở chỗ chúng ta phải nhìn nhận, sáng tạo và định hướng lại bản thân cho tương lai, để có thể lãnh đạo hòa hợp và thích nghi nhanh với sự thay đổi .

Theo
Tạp chí Marketing

Học Quản Trị Kinh Doanh với LuckyLuke - Marketing căn bản.

Marketing là gì?

Marketing là các họat động nhằm thúc đẩy sự trao đổi nhằm phát hiện và thỏa mãn nhu cầu, mong muốn của con người. Marketing truyền thống chỉ chú ý đến các giao dịch còn marketing hiện đại chú trọng không chỉ giao dịch mà còn là các mối quan hệ với khách hàng.

Marketing không phải là trận chiến về chất lượng giữa các sản phẩm, mà là trận chiến về thương hiệu, về nhận thức của khách hàng. Trước khi thâm nhập thị trường cần phải chiếm lĩnh nhận thức của khách hàng trước. Điều quan trọng nhất trong xây dựng thương hiệu như vậy là tạo dựng “niềm tin” với khách hàng. Một câu hỏi đặt ra là tại sao các doanh nghiệp sản xuất đồ chơi của Trung Quốc đã rất thành công khi xuất khẩu hàng hóa giá rẻ sang các nước kém phát triển hơn như Việt Nam. Vì họ đã nghiên cứu kỹ nhu cầu, mong muốn, tâm lý cũng như khả năng kinh tế của các gia đình có con nhỏ ở những nước đó. Các trẻ nhỏ thường không chơi quá lâu với một món đồ chơi mới mua trong khi cha mẹ chúng không có khả năng để mua các đồ chơi đắt tiền có chất lượng cao hơn.

Họat động marketing nhấn mạnh việc nghiên cứu nhu cầu con người trước khi sản xuất. Mỗi một doanh nghiệp muốn thành công trước tiên phải là người tiên phong. Có tới 80% thương hiệu trên thế giới đều là những là những người tiên phong trong các lĩnh vực mới. Doanh nghiệp cần phải xác định xem lĩnh vực đó đã có người lựa chọn hay chưa, đã có ai đi trước hay chưa, nếu có người đi trước rồi thì liệu còn phân khúc hẹp nào khác hay không. Thí dụ trên hiện trường đã xúât hiện nhan nhản các thương hiệu dầu gội cho phụ nữ, cho đàn ông…, vậy thì chúng ta có thể chọn phân khúc “dầu gội đầu cho người già”.


Trong marketing, người ta phân chia “phân khúc thị trường” là để thoả mãn tốt nhu cầu của mỗi phân khúc, bởi vì mỗi phân khúc thị trường có đặc điểm, sở thích, thói quen…khác nhau mà sản phẩm không dễ gì đáp ứng được. Nhiều khi phân khúc cực nhỏ (thường gọi là ngách thị trường – niche market) nhưng biết cách khai thác và tập trung toàn lực vào việc đáp ứng nhu cầu phân khúc ấy thì thành công hơn là chạy theo nhiều phân khúc.

Marketing không chỉ diễn ra trong họat động doanh nghiệp mà còn diễn ra trong đời sống hàng ngày của chúng ta, đối với các tổ chức phi lợi nhuận, các cơ quan tổ chức, Đảng phái và cả chính bản thân chúng ta. Thí dụ một đảng chính trị vận động và thuyết phục cử tri bỏ phiều cho ứng cử viên của Đảng vào ghế tổng thống, hay khi chúng ta thuyết phục các đồng nghiệp, bạn bè thực hiện một ý tưởng mới của mình…

Bản chất của Marketing:
  • Marketing chính là nghiên cứu thị trường, phát hiện ra mong muốn và nhu cầu có khả năng thanh toán của người tiêu dùng, không những thỏa mãn nhu cầu hiện tại mà còn đồng thời gợi mở nhu cầu tiềm năng cho người tiêu dùng. Như vậy họat động marketing sẽ tạo ra khách hàng.
  • Tối đa hóa giá trị doanh nghiệp: Marketing giúp DN theo đuổi mục tiêu lợi nhuận tối ưu chứ không phải lợi nhuận tối đa. Đó là không những đảm bảo lợi nhuận cao nhất mà còn đảm bảo các mục tiêu kinh doanh khác như an toàn kinh doanh, lợi thế kinh doanh, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp… Một thí dụ điển hình là công ty Vedan do làm ô nhiễm dòng sông Thị Vải nên ngay lập tức người tiêu dùng quay lưng lại với sản phẩm của doanh nghiệp này.

Triết lý marketing (Marketing Concept) 
Được hinh thành chủ yếu vào giữa những năm 1950, triết lý marketing nhanh chóng được chấp nhận và những tư tưởng chủ đạo của nó đã trở thành một trong những nền tảng của các triết lý kinh doanh hiện đại. 

Triết lý marketing dựa trên 4 trụ cột chính là thị trường mục tiêu, xu hướng của khách hàng, marketing phối hợp và khả năng sinh lợi. Triết lý marketing khẳng định rằng, chìa khóa để đạt được các mục tiêu của tổ chức nằm ở việc xác định nhu cầu và mong muốn của các thị trường mục tiêu, đồng thời phân phối những sự thỏa mãn một cách có kết quả và hiệu quả hơn các đối thủ cạnh tranh. 

Các mục tiêu của hệ thống marketing 
  • Tối đa hóa mức độ tiêu dùng 
  • Tối đa hóa sự thỏa mãn của người tiêu dùng 
  • Tối đa hóa sự lựa chọn của người tiêu dùng 
  • Tối đa hóa chất lượng cuộc sống 
Một số nguyên tắc cơ bản
  • Hãy cố gắng là sản phẩm đầu tiên, tốt nhất trong phạm vi năng lực của doanh nghiệp hơn là sản phẩm tốt nhất trên thị trường.
  • Cần quan tâm đến khuynh hướng hơn là quan tâm đến mốt nhất thời.
  • Xuất xứ của thương hiệu thường quan trọng hơn chất lượng
  • Cần xác định thị trường mục tiêu. Đối với các đối thủ lớn thì đó là miếng bánh nhỏ nhưng đối với các doanh nghiệp nhỏ thì đó là một miếng bánh béo bở.
  • Không nên chạy theo thị hiếu của tất cả các nhóm người tiêu dùng, mà cần tập trung vào nhóm người khách hàng mục tiêu. Doanh nghiệp Apple của Steven Jobs mỗi năm chào hàng phiên bản mới của iPhone, iPad và lập tức các phiên bản cũ (iPhone3, iPhone3GS) sẽ lập tức bị ngừng sản xuất. Triết lý của Apple thật rõ ràng: Thuyết phục người tiêu dùng trung thành tiếp tục mua sản phẩm mới, đồng thời ngăn cản những người tiêu dùng mới đang cố săn lùng các sản phẩm cũ 3GS trôi nổi trên thị trường.
  • Đưa ra nhiều chính sách giá khác nhau.
    Có một lần tôi đi công tác tại thành phố Thượng Hải, Tây An… , khi đi mua sắm ở các khu vực chợ trời những người bán đều hét với giá trên trời (ít nhất là đối với người Việt mình). Khi biết được nỗi lo lắng trên nét mặt của tôi, thì họ liền hỏi “Bạn là người Hàn Quốc à?”, khi tôi trả lời tôi là người Việt Nam, họ liền đưa ra mức giá thấp ngay lập tức mà không cần phải đôi co mặc cả.. Như vậy người bán họ đã lập kế hoạch sẵn cho các mức giá khác nhau đối với các nhóm người khác nhau. Việc này có phần hơi tiêu cực vì cùng một mặt hàng nhưng lại có giá khác nhau đối với các nhóm người dùng khác nhau. Trong thực tế, các doanh nghiệp sẽ chào hàng nhiều chủng loại sản phẩm khác nhau với các mức giá khác nhau, và hiển nhiên chất lượng và giá trị sử dụng cũng phải khác nhau. Các doanh nghiệp như Samsung, Nokia… đưa ra nhiều chủng loại điện thoại khác nhau từ những dòng rẻ tiền chỉ 2-3 triệu cho đến dòng đắt tiền đáp ứng những người tiêu dùng giàu có.
  • Họat động PR: Tận dụng sức mạnh của truyền thông đa phương tiện để “khuyấy động” thông tin về một sản phẩm mới sắp ra đời, tạo ra cho sản phẩm một sự bí ẩn nào đó. Hãng phần mềm Microsoft trước khi tung sản phẩm Windows Vista, Windows 7… ra thị trường thì trước đó 1 năm đã quảng cáo rầm rộ các tính năng của sản phẩm.

Thursday 14 April 2011

Học Quản Trị Kinh Doanh với LuckyLuke - Tài Chính Doanh Nghiệp

Question #1: Cổ phiếu và trái phiếu khác nhau như thế nào?
Người mua trái phiếu chỉ là người cho chủ thể phát hành vay tiền và là chủ nợ của chủ thể phát hành trái phiếu. Khác với người mua cổ phiếu là người Chủ sở hữu Công ty. Thu nhập của trái phiếu là tiền lãi, là khoản thu cố định không phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. Trái phiếu là chứng khoán nợ, vì vậy khi Công ty bị giải thể hoặc phá sản thì trước hết Công ty phải có nghĩa vụ thanh toán cho các Chủ trái phiếu trước, sau đó mới chia cho các Cổ đông.

Question #2: Vốn chiếm dụng là gì?
Vốn chiếm dụng của nhà cung cấp (Tín dụng thương mại): Đây cũng là một nguồn vốn tương đối quan trọng trong doanh nghiệp. Nguồn vốn này xuất phát từ việc doanh nghiệp chiếm dụng tiền hàng của nhà cung cấp (trả chậm), việc chiếm dụng này có thể phải trả phí (lãi) hoặc không phải trả phí nhưng lại đáp ứng được việc doanh nghiệp có nguyên vật liệu, điện, nước,... để sản xuất kinh doanh mà chỉ phải bỏ ra ngay lập tức một số tiền ít hơn số tiền đáng lẽ phải bỏ ra ngay lập tức để có được số nguyên vật liệu, điên, máy móc,... để tiến hành sản xuất. Như vậy, doanh nghiệp có thể sử dụng quỹ tiền mặt của mình cho mục đích khác. Tuy nhiên, sử dụng nguồn vốn này cần lưu ý: không nên chiếm dụng quá nhiều hoặc quá lâu một khoản nợ nào đó vì nó sẽ ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp với đối tác, với thị trường hoặc kiện tụng pháp luật, tốt nhất nên có sự thoả thuận về việc chiếm dụng vốn.

Question #2: Công ty Hợp danh là gì?
Công ty Hợp danh (General partnership) thuộc loại công ty đối nhân. Là một loại hình công ty trong đó các thành viên chia sẻ lợi nhuận cũng như thua lỗ của công ty mà họ cùng nhau đầu tư vào.

Là một hình thức công ty ra đời sớm nhất trong lịch sử loài người. Xét về bản chất, từ thủa ban đầu, công ty hợp danh là sự liên kết giữa các thương nhân đơn lẻ (sole trader hay sole proprietorship)  để cùng nhau hoạt động dưới một tên hãng chung. Cơ cấu tổ chức của công ty hợp danh gọn nhẹ, do đó nó rất thích hợp với việc tổ chức các doanh nghiệp nhỏ. Đối với loại hình công ty này, phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh); ngoài các thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn.

Tại hầu hết các nước, công ty hợp danh được tạo nên từ một hợp đồng hợp tác giữa các cá nhân, những người với tinh thần hợp tác, đồng ý thành lập nên doanh nghiệp, đóng góp cho nó bằng tài sản, hiểu biết, hoạt động và cùng chia sẻ lợi nhuận. Giữa các thành viên có thể có một hợp đồng hợp tác hoặc một bản tuyên bố hợp tác và trong một số hệ thống luật pháp, những thỏa thuận như vậy có thể được đăng ký và công bố rộng rãi cho công chúng. Ở nhiều nước, công ty hợp danh có thể được coi là có tư cách pháp nhân, trong khi một số nước khác lại có quan điểm trái ngược.

Công ty hợp danh thường có lợi thế hơn so với công ty cổ phần vì nó không phải đóng thuế cổ tức, trên số lợi nhuận thu được, hay nói cách khác tránh được việc bị đánh thuế hai lần.

Đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên là: các thành viên có vốn góp lai với nhau sau đó cùng hoạt động kinh doanh một lĩnh vực nào đó, thì thành lập nên loại hình còn công ty Hợp danh thì một người có vốn nhưng không đủ điều kiện hoạt động trong một lĩnh vực phải có điều kiện bắt buộc là phải có giấy phép ( chứng chỉ hành nghề) khi đó người đó hợp tác với người có đủ điều kiện hành nghề thì thành lập nên loại hình công ty hợp danh. ví dụ nhưtrong lĩnh vực Tư vấn luật, Khám chữa bệnh....

Question #3: Thế nào là đánh thuế 2 lần?
Đó là đánh thuế thu nhập và lợi nhuận trước hết ở trong nước phát sinh ra khoản thu nhập và lợi nhuận này, về sau đó, khi các khoản thu nhập và lợi nhuận này được chuyển về nước của người đó lại bị đánh thuế một lần nữa.

Tham khảo:
http://www.saga.vn
http://vn.answers.yahoo.com

Thursday 7 April 2011

What is Perseverance?

What is perseverance?
  • Perseverance is commitment, hard work, patience, endurance.
  • Perseverance is being able to bear difficulties calmly and without complaint.
  • Perseverance is trying again and again.
You show perseverance when you ...
  • Give up your tv time to spend hours studying
  • Try a new sport that is very difficult but you don't give up
  • Have a learning disability but keep studying even when discouraged
  • Come from a home where there is fighting and unhappiness but you still try your best
  • Have missed a week of school but you work hard to catch up
  • Are at the end of a difficult race but you cross the finish line
  • Save money and make sacrifices to buy something
  • Spend hours practicing on your music
  • Study and work hard to raise your grade
  • Try out for something you weren't successful at the first time

Proverbs and maxims
  • Failure is the path of least persistence.
  • All things will come round to him who will but wait. (Longfellow)
  • Only those who have the patience to do simple things perfectly will acquire the skill to do difficult things easily.
  • Work hard and give it your best shot; never be a quitter. (Charley Taylor)
Bibles

  • “…we know that suffering produces perseverance; perseverance, (produces) character; and character, hope.”
  • “Perseverance must finish its work so that you may be mature and complete, not lacking anything.”
  • “But if we hope for what we do not see, with perseverance we wait eagerly for it.”

More quotes on perseverance
  • Victory belongs to the most persevering. (Napoleon Bonaparte)
  • Hitch your wagon to a star. (Emerson)
  • To persevere, trusting in what hopes he has, is courage to a man. (Euripides)
  • You may be disappointed if you fail, but you are doomed if you don't try. (Beverly Sills)
  • Many strokes overthrow the tallest trees. (John Lyly)
People who persevered despite handicaps and disabilities
  • Beethoven (composer) - was deaf
  • Ray Charles (musician) - is blind
  • Thomas Edison (inventor) - had a learning problem
  • Albert Einstein (scientist) - had a learning disability
  • Terry Fox (runner) - is an amputee with cancer
  • Stevie Wonder (musician) - is blind
  • James Earl Jones (actor) - was a stutterer
  • Helen Keller (author) - was deaf and blind
  • Marlee Matlin (actress) - is deaf
  • Franklin D. Roosevelt (president) - was paralyzed from polio
  • Vincent Van Gogh (artist) - was mentally ill
  • Woodrow Wilson (president) - had a learning problem
  • Itzhak Perlman (concert violinist) - was paralyzed from the waist down
  • Stephen Hawking (physicist) - had Lou Gehrig's disease (of the nervous system)
Heroes and heroines
  • Susan B. Anthony was a women's rights activist who spent her entire life working for a constitutional amendment giving women the right to vote.
  • Marie Curie was a physicist who published 32 scientific papers and continued to study sources of radioactivity over many years.
  • Amelia Earhart became famous as the first woman to fly solo across the Atlantic Ocean and as an advocate of aviation and women's rights.
  • Babe Didrikson Zaharias was a great American female athlete who excelled in many sports.
  • Benjamin Franklin was a leading scientist, inventor, publisher, and politician whose persistence, patience, and hard work paid off. He is on our $100 bill.
  • Wilma Randolph was an Olympics Gold medalist in track who was not able to walk properly as a child.
  • El Chino was the first Chinese matador in Spain.
  • Martin Luther King, Jr. worked very hard to lead the civil rights movement in the 1960's. He withstood prejudice and resistance to change.
Put perseverance into action
  • When something starts to bother you, wait as long as you can before you express frustration.
  • When something doesn't work right, try again and again.
  • Don't lose your temper when something upsets you.
  • Always finish what you start.
  • Keep working at something that is difficult until you complete it.
  • Don't give up on difficult jobs or situations.
  • Focus on someone or something that ordinarily makes you lose your patience and try to understand it (and don't "lose it").
  • Work a little harder or a few minutes longer on a task that you do not like.
Community service ideas
  • Volunteer to work in the library, at a nature center, or in an animal shelter doing tasks that require a great deal of patience and persistence.
  • Organize a campaign to promote good study habits in your school.
  • Help with the recycling project at your school and community.
Not so cool ways to cope
  • Escape or avoid your problems.
  • Blame yourself.
  • Blame other people.
  • Blame chance.
  • Blame other things, forces, or powers.
Cool ways to cope
  • Face and accept what happens in your life.
  • Express your feelings.
  • Write about your feelings.
  • Get help if you need it.
  • Try to make it better.
  • Take good care of yourself.
  • Learn and grow from your experiences, including the ones that hurt.
Perseverance in work
  • Be self-disciplined.
  • Do your best; strive for excellence.
  • Try to see the big picture and think long term.
  • Set goals and stay focused.
  • Don't give up just because things seem difficult.
  • Don't procrastinate.

Activities
  • Write in your journal about difficult situations and how you handled them without giving up.
  • Write a poem about suffering, what you can learn from it, how to face it, how not to hurt others, or anything else about obstacles.
  • Collect stories, poems, diaries, or quotations by writers about persistence.
  • Brainstorm cures for "the blues."
  • Learn what Galileo (a famous astronomer) or other scientist endured with opposition faced during his or her lifetime.
  • Find out what help is there for people who face difficult situations - counselors, psychologists, social workers, psychiatrists, therapists.
  • Create a skit that shows what to do when disaster strikes.
  • Explore the healing power of music.
  • Explore the healing power of exercise.
  • Explore the healing power of pets.
  • Put some extra effort into a project that is difficult and try to improve your skill 

Reference:

Wednesday 6 April 2011

Sayings & Quotes

Life

  1. The most serious mistakes are not being made as a result of wrong answers. The truly dangerous thing is asking the wrong question.
  2. Never put off until tomorrow what you can avoid all together.
  3. The chief danger in life is that you may take too many precautions.
  4. The world belongs to the enthusiast who keeps cool. 
  5. The man who makes no mistake does not make anything
  6. Enjoy the little things, for one day you may look back and realize they were the big things. 
  7. The bad things in life open your eyes to the good things you weren't paying attention to before.
  8. The only way to keep your health is to eat what you don't want, drink what you don't like, and do what you'd rather not.



Succeed
  1. Those who do not perform their duties and lack a sense of responsibility can never succeed in their lives.
  2. Don't bother just to be better than your contemporaries or predecessors. Try to be better than yourself.
  3. To think is easy. To act is difficult. To act as one thinks is the most difficult. 
  4. The man who does not work for the love of work but only for money is not likely to neither make money nor find much fun in life. 
  5. It is wise to keep in mind that neither success nor failure is ever final. 
  6. Success is the ability to go from failure to failure without losing your enthusiasm. 
  7. Success usually comes to those who are too busy to be looking for it
  8. To succeed... You need to find something to hold on to, something to motivate you, something to inspire you. 
  9. To succeed, jump as quickly at opportunities as you do at conclusions
  10. The man who will use his skill and constructive imagination to see how much he can give for a dollar, instead of how little he can give for a dollar, is bound to succeed.


Leadership
  1. Don't tell people how to do things, tell them what to do and let them surprise you with their results. 
  2. Management is doing things right; leadership is doing the right things. 
  3. If your actions inspire others to dream more, learn more, do more and become more, you are a leader.
  4. We should do more, and talk less.
  5. A leader is one who knows the way, goes the way and shows the way.
  6. Management is nothing more than motivating other people. 


Learning
  1. Knowing is not enough; we must apply. Willing is not enough we must do. - Goethe 
  2. The only real mistake is the one from which we learn nothing." 

Lương công chức: Triết lý con gà và quả trứng











(VnMedia) - Một trong các giải pháp quan trọng hàng đầu trong việc giữ chân người tài ở cơ quan Nhà nước là phải có một chế độ tiền lương hợp lý cho đội ngũ này. Tháng 5/2010, lương cơ bản đã được tăng song chế độ tiền lương hiện nay chưa giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa cống hiến và hưởng thụ của cán  bộ công chức. 

Thời gian qua, nhiều cán bộ Nhà nước đã rời bỏ nhiệm sở, trong đó có cả một số cán bộ lãnh đạo cấp Vụ, Sở và tương đương, vì họ cho là lương công chức hiện nay quá thấp so với yêu cầu nhiệm vụ; họ muốn đi khỏi các cơ quan nhà nước để đến làm cho các doanh nghiệp, nơi họ được trả lương cao hơn nhiều. 


Điều này làm cho cơ quan Nhà nước bị  “chảy máu chất xám”, chất lượng và hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước không cao, khó đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.



Nhiều người cho là, nguyên nhân chất lượng công vụ còn thấp là do lương của công chức còn thấp nên không thu hút được người tài và nhiệt tình công tác vào các cơ quan Nhà nước. Song trái lại, nhiều người lại rất có lý khi cho rằng, nếu công chức Nhà nước cứ làm việc với chất lượng hiệu quả như hiện nay thì đất nước sẽ còn nghèo mãi, mà đất nước nghèo thì lấy nguồn tài chính ở đâu mà trả cao cho công chức được. 

Hơn nữa, trong khi đất nước còn nghèo mà ban hành chính sách trả lương cao cho công chức – dù với mục đích là để kích thích họ làm việc tốt hơn cho đất nước nhanh giàu lên - thì đa số người dân còn nghèo sẽ không đồng ý - thể hiện qua việc những chính sách như vậy sẽ không được Quốc hội thông qua (Chúng ta biết rằng, chỉ cần tăng khoảng 15% lương cho cán bộ công chức thì ngân sách nhà nước đã phải chi thêm ra hàng ngàn tỷ đồng, không phải dễ mà làm được ngay). 


Nói tóm lại là, muốn đất nước phát triển nhanh thì chất lượng công  tác của công chức phải nâng cao lên. Muốn chất lượng công tác của công chức nâng cao lên thì phải có lương cao hơn cho họ. Muốn có nguồn tài chính để trả lương cao hơn cho họ thì lại phải chờ đất nước phát triển lên đã. Lối tư duy này giống như việc giải bài toán “con gà và quả trứng”. Nếu cho là Gà có trước thì quả trứng đã nở ra nó thì sao? Nếu cho là Trứng có trước thì con gà đã đẻ ra nó sao mà có sau được. Thế nên người ta đành bất lực vậy.

Bài toán này thì thường gặp  ở nhiều lĩnh vực, song chưa được lý giải thấu đáo, và người ta thường lúng túng trong việc xác định cái gì là trước, cái gì là sau trong các mối quan hệ của các đối tượng có tác động qua lại. Nhận thức mà không đúng đắn thì không thể có giải pháp đúng đắn được.


Vậy thì, Gà có trước hay Trứng có trước?

Thực ra, khi đặt câu hỏi như trên, người ta đã có sự lẫn lộn giữa mối quan hệ (có trước hay có sau) của khái niệm quả trứng và khái niệm con gà  nói chung và mối quan hệ (có trước hay có sau)  giữa bản thân quả trứng và bản thân con gà cụ thể.

Lý luận về các cặp phạm trù của triết  học Mác - Lê nin, khi xem xét mối quan hệ của cái chung và cái riêng, đã làm sáng tỏ vấn đề này khi chỉ ra rằng, cái riêng (cái cụ thể) có thể có những thuộc tính mà cái chung không có.


Ở đây, người ta đã lấy một thuộc tính chung là quả trứng có thể nở ra con gà và con gà có thể đẻ ra quả trứng để gắn với một thuộc tính chỉ có thể biểu hiện trong mối quan hệ của quả trứng và con gà cụ thể (có trước hay có sau). Mối quan hệ giữa con gà cụ thể và quả trứng cụ thể thì mới có thuộc tính trước, sau. Còn mối quan hệ giữa khái niệm quả trứng hay con gà theo nghĩa chung thì không có thuộc tính (trước, sau) này.


Do vậy, đi tìm câu trả lời cho câu hỏi: Con gà (theo nghĩa khái niệm chung) có trước hay Quả trứng (theo nghĩa khái niệm chung) có trước sẽ là một việc làm vô nghĩa. Còn trên thực tế, với bất kỳ con gà nào và quả trứng cụ thể nào, người ta cũng dễ dàng xác định được là cái gì có trước.


Bản chất của vấn đề nhận thức ở đây là có sự nhầm lẫn giữa thuộc tính của cái chung với thuộc tính của cái cụ thể. Mối quan hệ của Gà cụ thể và Trứng cụ thể thì mới có thuộc tính trước - sau. (Còn quan hệ) Gà nói chung và Trứng nói chung thì không có thuộc tính này.

Cho nên, trước khi trả lời câu hỏi Gà có trước hay Trứng có trước thì phải xác định được câu hỏi này là đối với Gà (cụ thể) nào và Trứng (cụ thể ) nào? Nếu anh chỉ ra cho tôi một con gà và một quả trứng bất kỳ, tôi sẽ chỉ ngay ra là cái nào có trước. Còn anh cứ đòi tôi phải nói cái nào có trước trong khi lại không chỉ ra chúng (cụ thể) đâu, thì bản thân câu hỏi của anh đã là vô nghĩa rồi.


Như vậy, về mặt lý luận, vấn đề ở đây là phải nhận thức đúng đắn mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng: Cái chung không bao gồm tất cả mọi thuộc tính của cái riêng. Nếu cứ lấy một thuộc tính của quan hệ giữa 2 cái riêng (cụ thể) để so sánh 2 khái niệm chung với nhau, người ta sẽ rất dễ nhầm lẫn và sa vào bế tắc trong nhận thức, chẳng còn biết đâu là đúng, đâu là sai nữa.

Trong đời sống thường ngày, các vấn đề tưởng như nghịch lý nêu trên vẫn thường hay gặp. Giải quyết câu chuyện con gà quả trứng không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận, mà nó còn có ý nghĩa thực tiễn hết sức to lớn.


Trở lại vấn đề quan hệ giữa chất lượng công vụ và đời sống (gắn với chế độ tiền lương) công chức, nếu cứ tranh cãi một cách chung chung rằng tăng lương cán bộ trước hay đợi nền kinh tế khá giả rồi mới tăng lương cho cán bộ thì cũng luẩn quẩn như câu chuyện con gà - quả trứng mà thôi.


Rõ ràng là các phân tích ở trên dẫn ta tới 1 quan điểm là phải tuỳ từng trường hợp cụ thể mà coi cái nào là trước, cái gì là sau. Do vậy, cần phải dám nâng thật cao thu nhập cho riêng 1 bộ phận công chức nào đó trước để tạo ra bước đột phá thúc đẩy phát triển cho các khâu tiếp theo.

Vì vậy, tư duy về một cách làm có khâu đột phá phải là một yêu cầu bắt buộc để giải quyết vấn đề lớn của quốc gia: Vấn đề tiền lương và sử dụng công chức. Một nhà lý luận nổi tiếng đã nói đại ý rằng, đường vào chủ nghĩa xã hội không đủ rộng cho mợi người vào cùng một lúc. Chủ nghĩa xã hội không thể là nghèo, mà phải là giàu, một số người giàu trước, một số người giàu sau, và rồi cả xã hội đều giàu.

Hiện tại, chúng ta chưa thể có đủ điều kiện (mà thực ra cũng chưa cần thiết) nâng cao tiền lương cho toàn thể cán bộ công chức, song chúng ta (dư sức) đã có thể, và rất nên mạnh dạn mà nâng cao thu nhập trước cho một bộ phận công chức đang làm việc trong những lĩnh vực đặc thù (cụ thể nào đó) cần phải thu hút và giữ chân những người có năng lực, trình độ cao và phẩm chất tốt để tạo ra cú hích cho một tầm phát triển mới của đất nước.

Đã đến lúc cần có tư duy đột phá trong chính sách về tiền lương cho cán bộ công chức, thể hiện bằng việc Nhà  nước có thể ban hành những cơ chế đặc thù, thí điểm về tiền lương cho riêng lĩnh vực nào có thể thúc đẩy nhanh hơn sự phát triển của đất nước trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay.

Cứ thỉnh thoảng lại tăng lương một chút cho toàn thể cán bộ công chức như lâu nay thường làm là một lối tư duy đã cũ kỹ, lạc hậu, thậm chí sai lầm vì nó giống như việc giải bài toán “con gà - quả trứng” chung chung (vốn không có lời giải), sẽ làm lỡ cơ hội phát triển nhanh hơn của đất nước chúng ta.

(Theo VnMedia)