Pi-xai là hòn ngọc
trong sa mạc phía Tây Xa-ha-ra, hàng năm có hàng vạn du khách đến đây du
lịch. Trước khi được Kent Lait-vin phát hiện, nơi đây là vùng đất bị
khép kín và lạc hậu. Người ở đây không ai đi ra được khỏi sa mạc, nghe
nói không phải họ không muốn đi để thoát khỏi nơi nghèo khổ này mà họ đã
thử đi nhiều lần nhưng vẫn không đi được.
Kent Lait-vin dĩ
nhiên không tin vào cách nói này, ông ra hiệu bằng tay để hỏi những
người dân địa phương về nguyên nhân không đi được. Kết quả mọi người đều
trả lời giống nhau : Từ nơi đây dù đi về hướng nào cuối cùng đều vẫn
quay về nơi xuất phát. Người Pi-xai tại sao đi không thoát? Kent
Lait-vin vô cùng buồn bực. Sau đó ông thuê một người Pi-xai để anh ta
dẫn đường xem kết quả sẽ như thế nào. Ông mang theo đủ nước dùng đủ cho
nửa tháng, hai con lạc đà cùng cái la bàn và một cây gậy gỗ.
Mười
ngày trôi qua họ đi khoảng 800 dặm Anh. Đến sáng ngày thứ 11 quả nhiên
họ lại về đến Pi-xai. Lần này thì Kent Lait-vin hiểu rõ người Pi xai căn
bản không đi ra khỏi sa mạc được là do họ không nhận ra sao bắc đẩu.
Trong
sa mạc mênh mông nếu một người chỉ dựa vào cảm giác để đi, họ sẽ đi
theo nhiều vòng tròn nhỏ, cuối cùng dấu chân dường như là một cây thước
cuộn. Thôn Pi-xai nằm trong sa mạc mênh mông trong phạm vi hàng ngàn cây
số vuông không có vật gì để làm chuẩn, nếu không nhận ra sao bắc đẩu,
mà lại không có la bàn, thì khó lòng mà đi ra khỏi sa mạc được.
Khi
Kent Lait-vin rời khỏi Pi-xai ông mang theo chàng trai A-cut, người dẫn
đường lần trước đã hợp tác với ông. Ông bảo anh ta rằng chỉ cần ban
ngày anh nghỉ ngơi, tối đến anh đi theo ngôi sao phía bắc thì anh có thể
ra khỏi sa mạc. A-cut làm đúng theo lời chỉ dẩn, quả thật 3 ngày sau
anh ra khỏi sa mạc. A-cut trở thành người mở lối ở Pi-xai, dân chúng đúc
tượng đồng của anh đặt giữa trung tâm thành phố, ở bệ pho tượng khắc
dòng chữ : “Cuộc sống mới bắt đầu từ sự lựa chọn phương hướng ”.
Một
con người dù bao nhiêu tuổi, nếu trong cuộc đời chưa bắt đầu từ cái
ngày xác định mục tiêu, thì những ngày trước đó, chẳng qua chỉ lần quẩn
trong vòng tròn đó mà thôi. Để mưu cầu được sinh tồn, để đạt tới thành
công, chúng ta phải xây dựng kỷ cương trong hỗn loạn, tìm ra được bước
đi thích hợp, xác định được mục tiêu. Nếu không có mục tiêu thì cả cuộc
đời chỉ biết đi đi lại lại và không bao giờ đến được mục đích. Giống như
không khí cần cho cuộc sống con người, mục tiêu vô cùng cần thiết cho
sự thành công.
Xác định mục tiêu phải coi trọng bốn nhân tố:
- Một là phải nghĩ mình muốn gì (mục đích)
- Hai là phải nghĩ mình có thể làm được gì (khả năng, năng lực)
- Ba là phải thống nhất giữa nguyện vọng và năng lực.
- Bốn là phải vứt bỏ mọi dục vọng tham lam như muốn biết tất cả, muốn đạt tất cả, muốn có tất cả (có nghĩa là: một con người không bao giờ biết được tất cả, đạt được tất cả và có được tất cả trong cùng một lúc được mà chúng ta phải thu thập kiến thức từ từ (từng giờ, từng ngày một) mới nâng cao được năng lực của bản thân: để phù hợp với mục đích của mình,…).
Trích từ "100 câu triết lý về cuộc đời" - NXB Lao động – Xã hội
No comments:
Post a Comment