Đây là một câu chuyện có vẻ
quen thuộc với chúng ta nhưng được mở rộng bởi CEO (Chief Executives Officer)
của Coca Cola như sau:
Ngày xửa ngày xưa, có một
con rùa và một con thỏ cãi nhau xem ai nhanh hơn. Chúng quyết định giải quyết
việc tranh luận bằng một cuộc thi chạy đua. Chúng đồng ý lộ trình và bắt đầu
cuộc đua. Thỏ xuất phát nhanh như bắn và chạy thụt mạng một hồi, và sau khi
thấy rằng đã bỏ khá xa bạn rùa, thỏ nghĩ nó nên nghỉ mệt dưới một tán cây bên
đường và thư giãn trước khi tiếp tục cuộc đua. Thỏ ngồi dưới bóng cây và nhanh
chóng ngủ thiếp đi. Rùa từ từ vượt qua thỏ và sớm kết thúc đường đua, dành
chiến thắng. Thỏ giựt mình tỉnh giấc và nhận ra rằng nó đã bị thua.
Bài
học của câu chuyện trên là: chậm và ổn định đã chiến thắng cuộc đua.
Nhưng cuộc sống không quá đơn giản như thế, câu chuyện được tiếp tục phát triển thêm:
Thỏ vô cùng thất vọng vì để thua và nó cố suy nghĩ. Nó nhận ra rằng nó đã thua chỉ vì quá tự tin, bất cẩn và thiếu kỷ luật. Nếu nó không xem mọi thứ quá dễ dàng và chắc thắng, thì rùa không thể nào có cửa hạ được nó. Vì thế, nó quyết định thách thức một cuộc đua mới. Rùa đồng ý. Lần này, thỏ chạy với tất cả sức lực của nó và chạy suốt một mạch về đích. Nó bỏ xa rùa đến mấy dặm đường.
Nhưng cuộc sống không quá đơn giản như thế, câu chuyện được tiếp tục phát triển thêm:
Thỏ vô cùng thất vọng vì để thua và nó cố suy nghĩ. Nó nhận ra rằng nó đã thua chỉ vì quá tự tin, bất cẩn và thiếu kỷ luật. Nếu nó không xem mọi thứ quá dễ dàng và chắc thắng, thì rùa không thể nào có cửa hạ được nó. Vì thế, nó quyết định thách thức một cuộc đua mới. Rùa đồng ý. Lần này, thỏ chạy với tất cả sức lực của nó và chạy suốt một mạch về đích. Nó bỏ xa rùa đến mấy dặm đường.
Thế, bài học của câu chuyện
này?: nhanh và vững chắc sẽ chiến thắng cái chậm và ổn định. Nếu có 2 người
trong công ty của bạn: một người chậm, nguyên tắc và đáng tin cậy; một người
khác nhanh và vẫn đáng tin cậy ở những việc anh ta làm. Người nhanh và đáng tin
cậy chắc chắn sẽ được thăng chức nhanh hơn. Chậm và chắc là điều tốt, nhưng
nhanh và tin cậy là điều tốt hơn. Nhưng câu chuyện cũng không dừng lại ớ đây.
Rùa đã suy ngẫm kết quả và nhận ra rằng: nó không có cách nào thắng được thỏ
trên đường đua vừa rồi. Nó suy nghĩ thêm một tí nữa và rồi thách thỏ một cuộc
đua khác, nhưng có một chút thay đổi về đường đua.
Thỏ đồng ý. Họ bắt đầu cuộc
đua. Như đã tự hứa với lòng mình là phải luôn nhanh, thỏ bắt đầu chạy và chạy
với tốc độ cao nhất cho đến bên bờ sông. Vạch đích đến lại còn đến 2 Km nữa ở
bên kia sông! Thỏ dành ngồi xuống và tự hỏi không biết làm sao đây. Trong lúc
đó, rùa đã đến nơi, lội xuống sông và bơi qua bờ bên kia, tiếp tục chạy và kết
thúc đường đua. Ý nghĩa từ câu chuyện này?. Trước tiên, cần phải xác định ưu
thế của mình, và sau đó là biết chọn sân chơi phù hợp.
Câu
chuyện vẫn chưa dừng lại.
Đến đây, thỏ và rùa đã trở thành đôi bạn thân thiết và họ cùng nhau suy ngẫm. Cả hai nhận ra rằng cuộc đua sau cùng có lẽ sẽ có kết quả tốt hơn. Vì thế, chúng quyết định tổ chức một cuộc đua cuối cùng, nhưng chúng sẽ cùng chạy chung một đội. Cuộc đua bắt đầu, thỏ cõng rùa chạy đến bên bờ sông, rùa lội xuống sông và cõng thỏ bơi qua bên kia bờ sông. Lên đến bờ, thỏ lại cõng rùa đưa cả hai cùng về đích. Và chúng cùng nhận ra rằng đã về đích sớm hơn rất nhiều so với các lần đua trước.
Đến đây, thỏ và rùa đã trở thành đôi bạn thân thiết và họ cùng nhau suy ngẫm. Cả hai nhận ra rằng cuộc đua sau cùng có lẽ sẽ có kết quả tốt hơn. Vì thế, chúng quyết định tổ chức một cuộc đua cuối cùng, nhưng chúng sẽ cùng chạy chung một đội. Cuộc đua bắt đầu, thỏ cõng rùa chạy đến bên bờ sông, rùa lội xuống sông và cõng thỏ bơi qua bên kia bờ sông. Lên đến bờ, thỏ lại cõng rùa đưa cả hai cùng về đích. Và chúng cùng nhận ra rằng đã về đích sớm hơn rất nhiều so với các lần đua trước.
Bài học của câu chuyện này
là gì? Thật tuyệt vời nếu mỗi người đều thông minh và đều có ưu điểm riêng,
nhưng trừ khi các bạn cùng làm việc với nhau trong một đội và cùng chia xẻ,
cống hiến ưu thế của từng người, bạn sẽ không bao giờ thực hiện công việc được
hoàn hảo bởi vì luôn luôn có những trường hợp bạn không thể làm tốt hơn người
khác. Điều quan trọng của làm việc theo nhóm là phải chọn được người trưởng
nhóm trong từng trường hợp cụ thể. Phải chọn được người có ưu thế về lĩnh vực
mà họ làm trưởng nhóm.
Còn nhiều bài học nữa từ câu chuyện này. Lưu ý rằng cả thỏ và rùa đều không hề đầu hàng hay nản chí sau thất bại. Thỏ quyết tâm làm việc hăng hơn và cố gắng nhiều hơn sau khi phải thất bại cay đắng. Rùa phải thay đổi chiến lược vì nó đã cố gắng làm việc hết sức. Trong cuộc sống, khi phải chịu đựng, đối mặt với thất bại, có thể đó cũng là thời điểm thích hợp để cố gắng hơn và nỗ lực nhiều hơn nữa, nhưng đôi khi cũng cần phải thay đổi chiến lược và thử tìm kiếm giải pháp khác. Và đôi khi phải làm cả hai.
Thỏ và rùa cũng đã học thêm
một bài học để đời khác: thay
vì chúng chống đối (hay cạnh tranh) với nhau, chúng bắt đầu tìm cách giải quyết
tình huống, và chúng đã cùng nhau làm tốt hơn rất nhiều. Khi Roberto
Goizueta đảm nhận vị trí CEO của Coca Cola vào những năm 1980, ông đã phải đối
mặt với sự cạnh tranh gay gắt với Pepsi. Nhân viên của ông ta đang tập trung
vào cạnh tranh với Pepsi và cố gắng tăng thị phần từng 0.1%. Goizueta quyết
định không cạnh tranh với Pepsi mà thay vào đó là tìm cách chiếm thị phần. Ông
ta hỏi các nhân viên và biết rằng trung bình mỗi ngày, mỗi người Mỹ uống các
loại nước là 14 ounces (đơn vị đo lường của Mỹ), trong đó thì Coke chỉ có 2
ounces/ngày/người. Rõ ràng việc cạnh tranh không chỉ là Pepsi mà còn là nước,
trà, cà phê, sữa và các loại nước trái cây.
Mọi người sẽ dễ dàng tìm
thấy Coke bất kể khi nào họ cần uống. Coke quyết định đầu tư các máy bán coca
cola tự động ở khắp các góc đường. Doanh thu tăng nhảy vọt và cho đến nay thì
Pepsi vẫn không thể nào theo kịp.
Kết luận: câu chuyện ngụ ngôn thỏ và rùa đã
dạy cho chúng ta khá nhiều bài học lý thú. Ý tưởng quan trọng nhất là “nhanh và
vững chắc” sẽ luôn đánh bại “chậm và ổn định”; làm việc với những ưu điểm của bạn, đầu tư nhiều
tài nguyên và làm việc theo nhóm sẽ luôn chiến thắng bất cứ một cá nhân nào;
không bao giờ đầu hàng hay nản chí sau thất bại. Và cuối cùng, phải tìm giải pháp cho mọi tình
huống, không chống lại cuộc chiến.
No comments:
Post a Comment